Xây dựng lòng tin cho con

two green moutains
three green moutains

Không ít ba mẹ nói rằng họ cảm thấy khó khi kết nối với con, đặc biệt khi bé bước vào lứa tuổi dậy thì. Thực chất, không phải sự thay đổi tâm lý của con ở tuổi dậy thì là nguyên nhân dẫn đến khó khăn này, mà chính mối quan hệ, thể hiện qua giao tiếp hằng ngày trong gia đình đã chưa được thiết lập vững chắc khi con còn bé. Ba mẹ hãy đặc biệt quan tâm đến xây dựng cho con cái của mình sự tin tưởng. Hãy cùng Daisy Home tìm hiểu một số gợi ý cho điều này thông qua hoạt động giao tiếp đơn giản nhé.

xay-dung-long-tin-cho-con

1. Đáp ứng nhu cầu cảm xúc của con

Công nhận cảm xúc không có nghĩa là ba mẹ đồng tình với những hành động bé đang thể hiện. Công nhận cảm xúc chỉ đơn giản là thừa nhận bé đang có cảm xúc đó. Ví dụ như: “Có vẻ con rất buồn. Nếu là mẹ, mẹ cũng rất buồn.” hoặc “Nếu bị bố mẹ giằng lấy đồ chơi khi mình đang chơi thì mẹ nghĩ ai cũng sẽ rất tức giận.”

Việc chúng ta công nhận cảm xúc của con sẽ giúp các con cảm thấy ba mẹ là đồng đội của mình. Trong nhiều trường hợp, trẻ chỉ cần được công nhận cảm xúc và mong muốn của mình là đã cảm thấy thỏa mãn và dừng việc ăn vạ, khóc lóc. Như vậy, ba mẹ cũng đỡ đau đầu phải tìm cách kỷ luật con.

2. Giữ lời hứa

Những người cho rằng bọn trẻ còn nhỏ, có hứa rồi chúng cũng sẽ quên. Nhưng ba mẹ lại quên mất rằng, trẻ cũng là một con người, có não bộ, có tư duy và hoàn toàn có nhận thức. Khi ba mẹ thất hứa, tức là tự chúng ta đánh mất cơ hội trở thành người đáng tin tưởng nhất trong mắt con cái. Khi ba mẹ thất hứa, mối quan hệ  con tồn tại mà thiếu đi niềm tin lẫn nhau. Ba mẹ cũng cần chắc chắn đó là những lời hứa hoàn toàn có thể thực hiện. Nên nhớ, lời hứa không phải là sự “dụ dỗ”.

3. Tin tưởng con

“Mẹ tin lời hứa của con, mẹ tin con sẽ làm được!” là những câu mà ba mẹ nên nói và làm với con khi con đã hứa điều gì đấy. 

Ngược lại, nếu khi nào con không giữ lời thì bố mẹ có thể nói với con như: “Nếu mẹ không giữ lời hứa, con có buồn không? Vậy con thấy đấy, con không giữ lời hứa mẹ cũng không vui. Mẹ sẽ phải nghiêm khắc hơn rất nhiều cho những việc trong tương lại, con đồng ý chứ?”

4. Lắng nghe con

Ba mẹ phải cho con thấy bố mẹ quan tâm và lắng nghe mỗi khi nói chuyện với con, chúng ta nên ngồi xuống ngang tầm mắt của con để trò chuyện. Hãy cố gắng nhìn vào mắt con, gật gù tán đồng những điều con kể để con thấy rằng ba mẹ rất tôn trọng và quan tâm đến những điều con nói.

5. Khen ngợi, khích lệ con

Ba mẹ hãy khen ngợi những việc cụ thể con làm được và đừng “khiêm tốn” mà khen chung chung nhé. Ví dụ như: “Con cố gắng lắm, đã tự bê được sách mà không cần nhờ gì mẹ cả, giỏi ghê!”. Khen ngợi con vừa là cách để động viên, khích lệ các ba mẹ ấy làm việc tốt lại vừa là cách để người lớn tạo dựng mối quan hệ tin tưởng với trẻ đấy 

6. Thường xuyên nói “Ba mẹ yêu con”

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Sydney (Australia) từng chỉ ra, sự tự tin đóng vai trò nền tảng trong cuộc đời của một đứa trẻ, bao gồm các thành tích học tập, kỹ năng giao tiếp, chỉ số EQ… Do đó, sức mạnh của lời nói yêu con, không chỉ mang tính thời điểm, mà còn hun đúc sự tự tin mạnh mẽ, giúp trẻ cả chặng đường đời.

7. Nói lời xin lỗi khi ba mẹ có lỗi

Khi chúng ta xin lỗi trẻ, trẻ sẽ hiểu một điều đơn giản rằng chúng ta không thể luôn luôn làm đúng, việc thi thoảng phạm sai lầm là bình thường. Nhưng chúng ta phải xin lỗi và khắc phục hậu quả, dám nhận trách nhiệm về phía mình. 

Nhưng liệu việc chúng ta xin lỗi trẻ có khiến chúng ta mất uy với trẻ, khiến chúng không nghe lời chúng ta không? Câu trả lời là ngược lại. Khi trẻ hiểu ba mẹ cũng có lúc sai lầm, trẻ sẽ cảm thấy ba mẹ gần gũi hơn, tin tưởng hơn và có thể cảm giác tức giận lúc bị la mắng sẽ giảm trong khi lòng bao dung được tăng lên. 

Hy vọng những thông tin hữu ích trên, Daisy Home có thể giúp bố mẹ cùng con tạo dựng mối quan hệ tin tưởng và gắn kết với nhau nhiều hơn nữa nha.

Daisy Home Preschool

Posted in Tin tức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *