5 cách dạy toán cho bé 3 tuổi dễ dàng!
Khoa học đã chứng minh rằng trẻ em có thể bắt đầu nhận biết các con số ngay từ khi còn rất nhỏ. Một nghiên cứu của Đại học California, Berkeley đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh chỉ 6 tháng tuổi đã có thể phân biệt được giữa các con số 1 và 2. Và thậm chí độ tuổi tốt nhất có thể cho Bé tiếp cận với việc học môn Toán một cách chính thức là 3 tuổi. Việc tiếp xúc với Toán càng sớm cũng giúp trẻ phát triển khả năng học tập tốt hơn trong tương lai. Một nghiên cứu của Đại học California, Berkeley đã phát hiện ra rằng trẻ em bắt đầu học toán sớm có điểm số cao hơn trong các môn học khác, chẳng hạn như đọc, viết và khoa học.
Với những lợi ích tuyệt vời mà toán học mang lại, Ba Mẹ hãy bắt đầu dạy toán cho Bé với những khái niệm cơ bản như số đếm, phép cộng, phép trừ. Từ đó giúp Bé phát triển tư duy và tạo nền tảng vững chắc cho Bé trước khi vào cấp 1. Để toán học không chỉ còn là những con số khô khan, Daisy Home xin gợi ý 5 cách Ba Mẹ có thể dễ dàng dạy toán cho Bé nhé!
Dạy Bé học đếm qua bài hát
Hát là cách dạy đếm dễ dàng, vì âm nhạc giúp Bé dễ tiếp thu và ghi nhớ. Ba Mẹ có thể hát đếm số khi ru con ngủ, hát khi đi dạo, vui chơi cùng Bé và kể cả khi đang làm việc vặt. Những bài hát đếm lùi số là kỹ năng quan trọng khi làm toán trừ. Khi hát, Ba Mẹ nên thêm vào một số từ quen thuộc về những con vật được ưa thích như : “Một chú voi con, hai chú voi con, ba chú voi con” và đếm dần lên “mười chú voi con”. Sau đó hát ngược lại các con số: “Mười con mèo, chín con mèo…”. Tùy theo độ tuổi của Bé mà Ba Mẹ thêm bớt các con số và các từ đi kèm. Việc Ba Mẹ tương tác với Bé trong các hoạt động hằng ngày qua bài hát đếm số làm cho Bé thích thú và học tập tốt hơn.
Dạy Bé sử dụng các bộ phận trên cơ thể để đếm như ngón tay, bàn chân
Trẻ em ở độ tuổi này thường hay nhìn ngắm, mân mê bàn tay, bàn chân, mắt, mũi,… Ba Mẹ hãy tận dụng điều đó để dạy Bé đếm số và học phép cộng. Có bao nhiêu tay/chân? Ba Mẹ dạy Bé thử cộng 1 bàn tay cộng 1 bàn tay thành 2 bằng cách giơ tay lên để đếm, hay 5 ngón chân cộng 5 ngón chân ra bao nhiêu? Để tránh Bé lẫn lộn, Ba Mẹ nên dùng 2 bộ phận cùng tên nhé.
Mọi thứ xung quanh đều có thể đếm được
Bé có thể đọc thuộc các con số nhưng lại không hiểu số 5 là gì chẳng hạn. Số 5 thực ra tượng trưng cho 5 cái gì đó. Để giúp Bé đối chiếu tương ứng giữa con số và số lượng, Ba Mẹ hãy tập cho các em quan sát và cảm nhận được các vật thể có thực khi đếm. Ba Mẹ có thể hướng dẫn Bé qua đồ vật xung quanh Bé trong hoạt động hằng ngày như sắp xếp quần áo, sách vở, đồ chơi hay đếm các con sò trên cát. Ba Mẹ hãy đếm cùng Bé.
Hướng dẫn bé phân loại đồ vật
Toán học đòi hỏi khả năng phân biệt những thuộc tính giống, khác nhau và sắp chúng thành từng loại. Để thiết lập các kỹ năng này, Ba Mẹ hãy khuyến khích Bé sắp xếp đồ vật thành từng nhóm theo những thuộc tính riêng của nó như: bút chì màu theo từng màu, đồ chơi riêng rẽ với dụng cụ học tập, quần áo sắp xếp theo từng loại…
Dạy Bé so sánh qua các đồ vật quen thuộc bằng những câu hỏi
Các đồ vật quen thuộc sẽ giúp Bé dễ dàng hình dung và ghi nhớ các khái niệm so sánh. Ba Mẹ có thể bắt đầu bằng những câu hỏi như: Đôi giày của ai lớn hơn? Chiếc xe nào to hơn?,… Hay khi nhặt rau, nấu ăn có thể cho Bé so sánh trái nào lớn hơn, trái nào nhỏ hơn, cây nào dài hơn,…
Học toán là một hành trình dài đầy thách thức và phát triển của Bé. Ba mẹ cần kiên nhẫn và tạo cơ hội cho Bé được học toán qua những hoạt động thân thuộc hằng ngày. Ngoài ra, Ba Mẹ hãy tôn trọng ý kiến, câu trả lời của Bé khi tán gẫu. Không cần Bé phải trả lời đúng ngay từ đầu, chỉ cần Bé thích thú, chịu học thì Ba Mẹ có thể hướng dẫn Bé qua từng ngày. Thông qua việc hỗ trợ và khuyến khích của Ba Mẹ sẽ giúp Bé xây dựng sự tự tin, phát triển tư duy toán học. Mỗi bước tiến nhỏ đều quan trọng và là một phần quan trọng của sự phát triển toàn diện của Bé trong tương lai.
Daisy Home Preschool