Ba mẹ nên làm gì khi bé gặp khủng hoảng tuổi lên 2 ?

two green moutains
three green moutains

Trong hành trình phát triển của Bé có một giai đoạn được gọi là Khủng Hoảng Tuổi Lên 2 (Terrible Twos). Khái niệm này được dùng để gọi tên những thay đổi về tâm lý và hành động của con trẻ trong độ tuổi từ 18 – 36 tháng. Trong giai đoạn này, cảm xúc của Bé sẽ bộc lộ khá gay gắt và thay đổi cũng rất nhanh chóng. Bé sẽ thích tự làm mọi thứ và muốn làm theo cách riêng của mình, bản tính sở hữu cũng được thể hiện rõ rệt qua cách giao tiếp hay vui chơi với người thân và các bạn cùng tuổi. 

Ban đầu có thể Ba Mẹ sẽ thấy thú vị và dễ thương với trạng thái này của Bé. Tuy nhiên, nếu sự thay đổi xuất hiện quá thường xuyên kèm theo những hành động như la hét, khóc lớn hay ném đồ vật,.. thì đồng thời cũng tạo ra một cơn khủng hoảng cho Ba Mẹ. Thêm vào đó, việc hạn chế về ngôn ngữ cũng sẽ khiến Bé khó chịu vì không thể diễn đạt đúng nhu cầu của bản thân sẽ khiến Ba Mẹ mù mờ hơn vào giai đoạn khủng hoảng này. Để cùng Bé vượt qua độ tuổi lên 2 dễ dàng hơn, Daisy Home luôn đồng hành với Ba Mẹ thông qua những kinh nghiệm thực tế, giúp Ba Mẹ có góc nhìn cởi mở hơn trong thời kỳ phát triển tự nhiên của lứa tuổi này. Ba Mẹ hãy cùng Daisy Home khám phá nhé!

1. Thay vì quát mắng, hãy tìm hiểu xem hành động của Bé đang thể hiện điều gì.

Việc phớt lờ con, hoặc tức giận sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, vì thế thay vì bỏ đi, Ba Mẹ hãy quan sát và ở gần Bé để Bé được giải tỏa cảm xúc. Thật bình tĩnh, trò chuyện với Bé để cùng hiểu được tâm trạng, nhu cầu của Bé sẽ giúp Bé cảm thấy yên tâm, được thấu hiểu nhiều hơn.

2. Cho Bé được tự chủ, làm theo những gì mình muốn dưới tầm kiểm soát.

Yếu tố an toàn và sức khỏe sẽ được đặt lên hàng đầu trong quá trình Bé tự do khám phá trong khuôn khổ. Và để Bé có thể phát triển tư duy cùng thể trạng theo cách tự nhiên nhất, Ba Mẹ hãy khuyến khích con bằng những hoạt động ngoài trời, hay sáng tạo hội hoạ và cảm thụ âm nhạc dành cho lứa tuổi của Bé. 

3. Thương lượng thay vì bác bỏ ý kiến của Bé.

Ba Mẹ hãy hạn chế nói “Không” với các Bé, đừng vội từ chối mà hãy đưa cho Bé sự lựa chọn, đánh lạc hướng Bé với một hoạt động thú vị hơn. Điều này sẽ hạn chế những điều tiêu cực và tránh việc Bé thường nói “Không” hoặc từ chối Ba Mẹ mình.

4. Chăm sóc Bé theo chế độ sinh hoạt khoa học, giờ giấc ổn định.

Để con luôn giữ được cân bằng trong cảm xúc thì Ba Mẹ cần cho Bé những giấc ngủ trọn vẹn, những món ăn phù hợp với lứa tuổi và phân bổ giờ nghỉ – giờ chơi đều đặn. Đừng quên bổ sung thêm những món ăn tinh thần để Bé có thể tự do phát triển tiềm năng của bản thân.

5. Xây dựng kết nối, thể hiện tình cảm với Bé.

Chìa khoá của việc xây dựng kết nối chính là những cử chỉ, lời nói của Ba Mẹ khi thể hiện tình cảm dành cho con. Vì đôi khi do hạn chế trong cách diễn đạt, Bé phải dùng hành động như cắn, cào, khua tay, khóc, hay hét lớn để thể hiện tâm trạng. Khi đó Ba Mẹ cần kiên nhẫn và bình tĩnh giải đáp, hướng dẫn Bé học cách ghi nhớ cảm xúc của mình. 

Ngoài ra, hãy giúp Bé yêu phát triển ngôn ngữ thật sớm để Bé có thể nói ra mong muốn của bản thân, gọi tên cảm xúc mà con đã cảm nhận được. Bên cạnh đó, việc biểu đạt bằng ngôn ngữ sẽ giúp Bé hạn chế được những hành vi tiêu cực khi nhu cầu chưa được đáp ứng đúng. Ba Mẹ hãy coi giai đoạn này như một cuộc phiêu lưu để khám phá, kết nối trọn vẹn với thế giới cảm xúc của Bé yêu và cùng tận hưởng hành trình một cách trọn vẹn nhất nhé!

Daisy Home Preschool

Posted in Tin tức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *