Các lưu ý khi chăm sóc thú cưng cùng bé

two green moutains
three green moutains

Nuôi thú cưng mang lại rất nhiều lợi ích phát triển cho Bé cả về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên để Bé và người bạn đồng hành này phát triển khỏe mạnh cùng nhau, Ba Mẹ phải cực kỳ lưu ý đến việc chăm sóc sức khỏe thú nuôi đúng cách. Vậy những điều Ba Mẹ bắt buộc phải biết là gì? Tìm hiểu cùng Daisy Home nhé:

1. Đảm bảo tiêm phòng thú cưng đầy đủ 

Hiện tại đối với chó, mèo có 2 loại vacxin Ba Mẹ cần phải đảm bảo: đó là vacxin ngừa bệnh dại và vacxin phòng các bệnh truyền nhiễm hay gặp. Các bé chó hay mèo khi đủ 3 tháng cần được bắt đầu tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm (mèo tiêm 2 mũi và chó tiêm 3 mũi theo chỉ định của bác sĩ), và tiêm phòng dại. Tuy nhiên, các mũi vacxin này đều cần phải được tiêm nhắc lại sau 1 năm để đảm bảo an toàn.

Đối với các loại thú cưng khác như hamster, bọ ú, thỏ,.. chưa có vacxin ngừa dại, nên Ba Mẹ cần phải cẩn trọng khi cho Bé chơi cùng. Đặc biệt nếu bị bất kỳ vật nuôi nào cắn, Ba Mẹ cũng nên cho Bé đi tiêm ngừa dại trong vòng 24h.

2. Vệ sinh và tắm rửa thú cưng sạch sẽ

Để thú cưng sạch sẽ khi tiếp xúc với Bé, Ba Mẹ nên tắm rửa chúng thường xuyên, tối thiếu 1 tuần/lần. Tuy nhiên đối với các loại vật nuôi không thích nước như mèo, hamster, bọ,… Ba Mẹ có thể thay thế  bằng các loại dầu tắm khô, hoặc cát tắm. Ngoài ra, Ba Mẹ có thể phòng ngừa các loại ký sinh trùng gây hại như bọ chét, ve,.. bằng cách cho thú cưng uống có loại thuốc diệt ve, rận, đảm bảo chắc chắn chúng không thể làm hại Bé yêu nhà bạn.

3. Nên hướng dẫn Bé cách tiếp xúc với thú cưng đúng cách 

Không phải Bé nào cũng biết cách tiếp xúc với động vật, đặc biệt là các bạn nhỏ dưới 1 tuổi. Vì thế trong giai đoạn đầu, Ba Mẹ nên đảm bảo có mặt khi Bé và thú cưng tiếp xúc với nhau. Việc hướng dẫn Bé vuốt ve, yêu thương thú cưng đúng cách là thật sự cần thiết, tránh trường hợp Bé cấu hoặc kéo lông làm chúng hoảng sợ và có hành vi tự vệ.

4. Kiểm tra xem Bé cưng có dị ứng với lông chó mèo hay không 

Các triệu chứng dị ứng vật nuôi thường là sổ mũi, ngứa, chảy nước mắt, hắt xì, thở khò khè, ngứa và phát ban. Các triệu chứng thường sẽ nặng hơn khi Bé tiếp xúc và ôm ấp cùng vật nuôi. Thật ra có rất nhiều nguyên nhân khiến Bé bị dị ứng, tuy nhiên khi Bé có dấu hiệu này, Ba Mẹ nên cách ly Bé ra và theo dõi, để tìm được chính xác Bé bị dị ứng với vật gì.

5. Vệ sinh, Sát khuẩn khu vực vệ sinh của thú nuôi

Bài học mà thú cưng nào cũng phải biết đó là đi vệ sinh đúng nơi quy định. Ba Mẹ nên đảm bảo dạy thú cưng điều này để tránh gây mất vệ sinh, hoặc Bé có cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, định kỳ hàng tuần Ba Mẹ nên sát khuẩn khu vực đi vệ sinh của thú cưng để đảm bảo vi khuẩn không phát triển và gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng của Bé. 

Trên đây là những điều cơ bản bắt buộc phải làm nếu bạn muốn cho Bé cùng thú cưng tiếp xúc và lớn lên cùng nhau. Để phát huy tối đa những lợi ích mà thú cưng mang lại cho Bé, Ba Mẹ nên trang bị đầy đủ kiến thức, giúp Bé phát triển khỏe mạnh cùng người bạn thân của mình.

Daisy Home Preschool

Posted in Tin tức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *