Xây dựng động lực nội tại cho bé qua lời khen

two green moutains
three green moutains

Đối với nhiều Ba Mẹ, khen gần như là một phản xạ, xảy ra bất cứ khi nào Bé làm được điều gì đó. Khen thưởng Bé là một việc nên làm. Tuy nhiên, liệu Ba Mẹ có đang khen thưởng một cách hiệu quả?

Việc khen ngợi mang lại niềm vui, sự tự tin cho Bé. Nhưng điều đó có thể không kéo dài lâu nếu lời khen quá chung chung hoặc không đúng thời điểm. Nếu chú tâm hơn đến cách khen ngợi, Ba Mẹ còn có thể nuôi dưỡng động lực nội tại của Bé – nỗ lực thể hiện, học hỏi và phát triển xuất phát từ chính bản thân. Daisy Home nghĩ điều đó thật tuyệt, bởi Ba Mẹ sẽ không muốn Bé phụ thuộc vào đánh giá, yêu cầu của người khác đúng không nào?
Vậy, Ba Mẹ nên khen thế nào?

Dùng từ ngữ mô tả
Khi khen, Ba Mẹ hãy nói với Bé cụ thể những gì mình hài lòng. Ví dụ: “Con dọn ngăn nắp đồ chơi là ngoan lắm”. Điều này giúp Bé hiểu chính xác điều chúng đã làm tốt. Nó cũng chân thật hơn những lời khen ngợi như “Con ngoan lắm”.

Khen nỗ lực thay vì thành tựu
Ba Mẹ hãy khen ngợi cho nỗ lực của Bé dù nhỏ hay lớn. Ví dụ: “Con đã làm bài tập toán rất chăm chỉ, giỏi lắm”. Khen ngợi nỗ lực sẽ tạo động lực cho Bé cố gắng. Khi Bé hiểu những hành động đó là tốt, Bé sẽ có thể duy trì trong tươi lai. Ba Mẹ cũng có thể dùng cách này để khuyến khích Bé làm điều mới.

Không khen thường xuyên
Khen ngợi sẽ phản tác dụng nếu Ba Mẹ dùng quá thường xuyên. Nó hạ thấp tiêu chuẩn cho hành vi của Bé, khiến Bé thấy làm tốt hay không cũng được khen, từ đó không cố gắng. Ngoài ra, Bé có thể vì sợ không được khen nữa mà ngại những thử thách mới, chỉ làm những điều an toàn và quen thuộc. Thay vào đó, Ba Mẹ hãy sử dụng nhiều ngôn ngữ không lời nhằm gửi gắm những thông điệp tích cực như ôm, xoa đầu, nựng nịu gương mặt, đôi má của con,…

Đưa ra phản hồi chân thành, tích cực
Thay vì dùng lời khen như một “phần thưởng”, Ba Mẹ hãy biến nó thành sự cổ vũ. Ba Mẹ có thể đưa ra những phản hồi, thông tin về năng lực của Bé, ví dụ như “Con đạt được 90% rồi” hoặc “Con đạt điểm cao nhất trong lớp đấy”. Nghiên cứu cho thấy cách phản hồi này có thể nâng cao động lực và sự thích thú, đồng thời khiến các Bé sẵn sàng dành nhiều thời gian hơn cho một nhiệm vụ.

Một số lưu ý thêm cho Ba Mẹ:

  • Hạn chế so sánh Bé với người khác.
  • Có thể thưởng Bé đồ chơi, thức ăn,… miễn không quá thường xuyên.
  • Xen kẽ cách khen khác thay cho lời nói, ví dụ: gật đầu, cười, giơ tay dấu like.
  • Đưa ra những kỳ vọng hợp lý cho Bé.

Lời khen ngợi hiệu quả, được đưa ra đúng lúc có thể nuôi dưỡng động lực nội tại của Bé. Nó giúp Bé trở nên tự tin, kiên cường và tự lập. Chúc Ba Mẹ sẽ khen hiệu quả để nuôi nấng những em bé ngoan, giỏi nhé!

Daisy Home Preschool

Posted in Chưa phân loại

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *