Lợi ích khi bé tiếp xúc với nghệ thuật ở độ tuổi mầm non?

two green moutains
three green moutains

Nghệ thuật không chỉ là tô màu, vẽ, múa, hát,… mà còn là cách Bé tự do sáng tạo, tìm hiểu và thể hiện bản thân. Nghệ thuật giúp Bé phát triển tư duy sáng tạo, sự tự tin và kỹ năng xã hội. Vậy nên, tiếp xúc với nghệ thuật từ độ tuổi mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng phát triển vững chắc cho tương lai của Bé.
Hãy cùng Daisy Home điểm qua một số lợi ích khi Bé được tiếp xúc với nghệ thuật từ nhỏ để khám phá và khuyến khích niềm đam mê nghệ thuật của Bé nhé!

Khuyến khích khả năng sáng tạo của Bé
Bé tiếp xúc với nghệ thuật từ độ tuổi mầm non có thể phát triển sức sáng tạo và mong muốn tìm hiểu thế giới xung quanh. Khi được thỏa sức cọ xát với các môn nghệ thuật như vẽ, múa, hát,… Bé sẽ có điều kiện phát triển trí não tốt và rèn luyện tư duy sáng tạo vượt bậc. Ba Mẹ có thể thông qua các hoạt động như vẽ tranh, nặn đất sét, chơi ghép hình,… để khuyến khích Bé tự do nhào nặn hay cắt ghép, vẽ những thứ Bé yêu thích. Ba Mẹ sẽ thấy bất ngờ với khả năng sáng tạo của Bé con đấy!

Tăng cường khả năng tập trung ở Bé
Các hoạt động nghệ thuật đòi hỏi Bé cần phải kiên nhẫn, tập trung vào việc thực hành và sáng tạo. Qua đó, Bé học được cách kiên nhẫn và tập trung vào một nhiệm vụ, say mê hoàn thành nó. Đây là một kỹ năng quý báu cho học tập và cuộc sống hằng ngày của Bé.

Thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ
Hát hò, kể chuyện hoặc tham gia các hoạt động nghệ thuật, Bé thường phải sử dụng từ ngữ để tạo nên câu chuyện, lời bài hát hoặc diễn đạt ý tưởng. Bé sẽ học được những từ vựng mới, rèn luyện khả năng diễn đạt và phát triển ngôn ngữ một cách tốt hơn. Ba Mẹ có thể cho Bé nghe nhạc hoặc hát cùng Bé. m nhạc là một cách tuyệt vời để Bé làm quen với âm thanh và từ vựng. Ngoài ra, Ba Mẹ nên tập trung lắng nghe khi Bé khoe tác phẩm nghệ thuật của mình. Hỏi và trò chuyện với Bé về ý tưởng, câu chuyện trong những tác phẩm của Bé. Ví dụ như Ba Mẹ có thể hỏi Bé về những gì Bé đã vẽ và khuyến khích Bé kể chuyện về hình vẽ đó.

Phát triển khả năng vận động
Khi tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, cơ thể Bé phải vận động linh hoạt để có thể học sử dụng bút, tẩy, cọ vẽ, đất nặn, giấy hoặc nhảy, múa… tạo cơ hội rèn luyện và phát triển nhiều kỹ năng vận động. Từ đó giúp Bé thực hiện tốt các hoạt động khác như mặc áo quần, tự ăn vì nó đòi hỏi những chuyển động rất cụ thể và cần phải có kiểm soát.

Mang lại cảm xúc tích cực cho Bé
Nghệ thuật là một hoạt động thú vị để Bé tận hưởng thời gian và khám phá thế giới xung quanh. Nó giúp Bé cảm thấy vui vẻ hơn, giảm căng thẳng và có hứng thú trong học tập, sáng tạo. Bên cạnh đó, nghệ thuật cũng là cách để Bé thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên. Thông qua những bức vẽ, những bài hát, Ba Mẹ có thể phần nào hiểu được suy nghĩ và tâm trạng của Bé. Từ đó mở ra những cơ những cơ hội để xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và hỗ trợ Bé phát triển tốt về mặt tinh thần.

Có thể thấy, Bé càng sớm tiếp xúc với nghệ thuật mang lại nhiều lợi ích giúp Bé phát triển toàn diện. Mỗi Bé sẽ có sở thích riêng, Ba Mẹ hãy quan sát Bé con của mình để định hướng cho Bé học các bộ môn nghệ thuật phù hợp dựa theo đam mê, sở thích của Bé.

Ngoài ra, sự góp mặt và đồng hành của Ba Mẹ chính là nguồn động lực to lớn để Bé học các bộ môn nghệ thuật. Bé sẽ rất vui khi có Ba Mẹ cạnh bên, ngắm con vẽ, chơi nặn đất cùng con hay nghe con hát, xem con múa và lắng nghe những câu chuyện của Bé. Ba Mẹ có thể sử dụng nghệ thuật như một cầu nối để thấu hiểu Bé con hơn và xây dựng sự gắn kết với Bé. Đồng thời tạo cơ hội cho Bé học nghệ thuật và khích lệ sự toàn diện của Bé.

Daisy Home Preschool

Posted in Tin tức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *