Hãy để mỗi đứa trẻ được can đảm trở thành “Hoàng tử bé”

two green moutains
three green moutains

Hoàng Tử Bé có tựa gốc là “Le Petit Prince” được sáng tác bởi một phi công người Pháp có tên Antoine de Saint-Exupéry. Câu chuyện bắt đầu trên Trái Đất với người kể chuyện là một phi công bị rơi và mắc kẹt ở sa mạc Sahara. Anh đang cố gắng sửa chiếc máy bay của mình với hy vọng thoát khỏi sa mạc. Một ngày nọ, khi đang sửa chữa, anh gặp một cậu bé, ăn mặc kỳ dị, từ đâu xuất hiện và đòi anh vẽ cho cậu một con cừu. Phi công đã làm theo yêu cầu kỳ quặc của cậu và thế là cả hai cùng chia sẻ cho nhau những câu chuyện của riêng mình.

Nguồn hình ảnh: Nhã Nam

Ban đầu, Saint-Exupéry đã muốn bắt đầu câu chuyện của mình như thế này: “Ngày xửa ngày xưa, có một chàng hoàng tử sống trên một hành tinh không lớn hơn cậu là bao, và cậu cần có một người bạn.” bởi ông luôn tin rằng “Với những người thấu hiểu về cuộc sống, kiểu mở đầu như thế sẽ thật hơn bất kỳ cách nào khác.”

Nhưng ông đã không bắt đầu như vậy. Ông không thể làm thế. Bởi vì, bạn thấy đó, những người lớn sẽ không hiểu. Họ sẽ chẳng hiểu gì cả. Với họ, nếu hoàng tử bé có thật thì phải có bằng chứng nào đó khác. Tốt hơn hết là nên có số. Như kết luận mà Hoàng tử bé đã rút ra được khi gặp gỡ nhiều người lớn khác nhau: Người lớn thích chữ số. Khi bạn nói chuyện với họ về một người bạn mới, không bao giờ họ hỏi bạn về cái chính đâu. Họ không bao giờ hỏi: “Giọng hắn ta thế nào? Hắn thích chơi trò gì? Hắn ta có sưu tầm bươm bướm không?”. Họ chỉ hỏi bạn: “Hắn ta bao nhiêu tuổi? Có mấy anh chị em? Hắn ta bao nhiêu cân? Bố hắn ta lương bao nhiêu. Thế. Sau đó, họ cho là họ hiểu hắn ta rồi.”

Đó là một trong những điểm khác biệt lớn giữa người lớn và trẻ con, hoặc có thể do người lớn đã bỏ quên điều thú vị ấy khi vượt qua chặng đường dài đằng đẵng để trưởng thành. Còn thế giới của trẻ con thì lúc nào cũng lộng lẫy, đầy màu sắc, ảo diệu, phong phú, các em luôn tạo ra những khoảnh khắc tuyệt vời trong suy nghĩ và vẽ nên một thế giới mà ai cũng muốn trở về. Có những việc dù người lớn không hiểu và cho đó là trò vô bổ, nhưng đối với trẻ con, đó là tất cả những cảm nhận, quan sát bằng cả trái tim và tâm hồn thơ ngây, sáng tạo của mình. Và tất cả những điều trẻ nói hay làm đều có thể là một loại ngôn ngữ mà người lớn đã lãng quên, vậy nên thay vì phản bác hãy lắng nghe con thật chậm rãi.

Trong thế giới của Saint-Exupéry, người lớn luôn là một sinh vật phi lý vì họ lớn lên với nhiều trải nghiệm nên cũng giỏi trong việc kiểm soát bản thân, đòi hỏi tư duy và sở hữu những khát vọng về con số. Cũng giống như việc họ hoàn toàn có thể nhìn thấy một con trăn căng phồng thay vì một cái mũ, nhưng họ đã không lựa chọn làm thế. Tuổi thơ của bạn hẳn đã chứa đựng rất nhiều chi tiết sặc sỡ như màu sắc của những ngôi nhà, tính cách người hàng xóm, mùi vị của một loại quả nào đó trước hiên, con đường rợp bóng cây hoặc khoảnh sân cùng bè bạn nô đùa… Khi là một đứa trẻ, mọi thứ đều tươi mới, mọi thứ đều thú vị, mọi thứ đều kích thích trí tò mò.

Mong mỗi cha mẹ sẽ ở bên cạnh, tạo điều kiện tốt nhất để các con tự khám phá thế giới mà con lựa chọn chứ không phải cách mà người lớn muốn con thấy, ủng hộ con được khám phá theo cách mà các con muốn Chỉ như thế, các con mới thực sự cảm nhận được những điều mà mình gặt hái chứ không phải điều người lớn chúng ta “cho rằng”.

Daisy Home Preschool

Posted in Đọc sách cùng Daisy Home

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *